Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc Giáo_hoàng_Piô_XII_và_Trung_Quốc

Tháng 7 năm 1957, các đại biểu Trung Quốc đã thành lập Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, cắt đứt những liên hệ với Tòa Thánh Vatican, bởi vì họ cho rằng Vatican là một dụng cụ của tư bản Hoa Kỳ (Mặc dù những giáo huấn xã hội Công giáo Rôma lên án cả chủ nghĩa tư bản lẫn xã hội chủ nghĩa và sự gây hấn.[11] Những "khóa học cải tạo tình nguyện" kéo dài được lập ra cho các nhà tu và người theo đạo. Các linh mục và giám mục được khuyến khích học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, những bài giáo huấn của chủ tịch Mao và các chính sách để mà chỉ dạy các tín đồ vào mỗi chủ nhật. Những thành phần mà họ xem "phản cách mạng" là các tu sĩ từ chối tham dự vào các "chương trình yêu nước"[11].

Giám mục của Quảng Đông, Dominicus Tang là một trong những nhân vật nổi tiếng mà họ xem là "phản cách mạng". Từ năm 1957, ông đã bị giam tại gia, chỉ được tham dự "những buổi họp tôn giáo" kéo dài khoảng 2 cho tới 4 giờ. Bị bắt giữ vào ngày 5 tháng 2 năm 1958, ông bị buộc tội đã giảng dạy thông điệp của Giáo hoàng Piô XII Ad Sinarum gentem, được viết vào ngày 7 tháng 10 năm 1954 về tình trạng Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc. Những giám mục ngoại quốc thì bị bắt giam, hay phải di tản, trục xuất. Sau khi tất cả các giám mục không tham gia Hội Công giáo Yêu nước bị bỏ tù, bị giết hoặc trục xuất, chính quyền cộng sản Trung Quốc tuyên bố là những giáo phận đó bị trống tòa và họ bắt đầu đưa người họ muốn vào vị trí giám mục để thay thế. Đó chính là bắt đầu xảy ra tranh chấp quyền bổ nhiệm, tấn phong giám mục giữa Tòa Thánh và chính quyền Trung Quốc.[12] Lần lượt các giáo phận sau khi giám mục chính tòa bị tước quyền thì cả những người kế vị họ cũng bị bẳt giam,[13] mặc dù có những phản đối mạnh mẽ của Giáo hoàng Piô XII, trong thông điệp gởi các hồng y cuối cùng của ông.